Di tích danh thắng Di tích danh thắng

Di tích lịch sử văn hóa Miếu Tây Tựu (Tây Đam)
Publish date 25/02/2020 | 15:18  | View Count: 314

Xem với cỡ chữ Đọc bài viết

Theo sách lịch sử đảng bộ phường Tây Tựu

Miếu được xây dựng sát bờ sông Pheo và cách đình Đăm khoảng 1000m. Miếu lúc đầu thờ thổ thần – vị thần cai quản đất đai mong cho mùa màng khá giả, dân đủ cơm ăn ngày hai bữa. Đến năm 1800, ông Trùm Dưa thuộc chi thứ họ Vũ Đình ở miền Hạ lên làng Chi Cát, tổng Minh Nông, huyện Phù Ninh, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây (nay là xã Chi Cát, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) xin âm dương và rước bài vị Thánh về làm thành hoàng làng. Về miền Hạ, ông trùm tạm để cái ngọc chứa thần vị ở ngôi miếu nhỏ đầu xóm. Đêm đó tự nhiên gia súc trong miền có hiện tượng nhốn nháo như phát dịch…ông trùm hoảng sợ, ngay sáng hôm sau, xách giỏ đựng thần vị đi dọc sông Pheo, tới một giàn mướp gần miếu miền Thượng liền treo ở đó. Gia súc miền Hạ lại bình yên vô sự. Giàn mướp ở khu đất gọi là làn giếng vì có cái giếng và cây me. Sau khi Thánh về, nhân dân xây di chỉ bệ thờ và có tế nên gọi là làn tế.

Được vài bữa, ông trùm thổ lộ chuyện với một chức sắc miền Thượng là đàn anh trong họ, lòng vẫn nơm nớp sợ làng bắt vạ. Vị chức sắc nghe xong, đọc thần vị rồi trao đổi với một số hương chức khác. Miền Thượng sửa lễ rước vị thần vào miếu Tây Đam. Từ đó, miếu Miếu thờ thành hoàng Bạch Hạc Tam Giang đại vương. Mỗi lần mở hội truyền thống, dân làng rước thần vị Thành hoàng từ Miếu về đình Đăm bằng đường bộ và rước ngài ra ngự tại Thủy Tọa để trị vì cuộc thi bơi. Sau 03 ngày tổ chức lễ hội, Nhân dân lại rước Ngài về Miếu bằng đường thủy rất trọng thể. Qua câu đối tại tam quan:

Thiên thu hương hỏa lâm giang tích

Tam nguyệt yên hoa cánh đậu thuyền

Khi rước Thánh hoàn cùng về Miếu bằng đường thủy qua làn tế, thuyền rước Thánh đỗ quay đầu vào làn tế, tư văn lên tế rồi đoàn thuyền mới quay về miếu. Trải qua thời gian tồn tại, miếu luôn được sự quan tâm tu bổ của mọi tầng lớp nhân dân với tấm lòng thành kính. Năm 1936, Miếu được trùng tu lớn, được ghi lại trên tấm bia “Tây Tựu trùn tu thấn miếu bi ký”. Ngày 23 tháng chạp năm 1948, Miếu bị đốt cháy khi quân Pháp đóng quân và rút đi.

Năm 1952, Hội đồng hương chính xã cùng nhân dân tiến hành tu sửa lại; năm 1954 dựng lại tòa nhà tả mạc; năm 1980 tu bổ lại nhà hữu mạc; năm 1990 phục dựng lại Nghi môn, đảo ngói; năm 1995 trùng tu lại cổng miếu và để lại diện mạo như ngày nay. Với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng to lớn như vậy, năm 1993 miếu Tây Tựu được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật (Quyết định số 57/QĐ-VH ngày 18 tháng 01 năm 1993)